6 loại lá tắm cho trẻ bị sốt phát ban để nhanh hạ nhiệt và khỏi bệnh?

Tắm vệ sinh cơ thể bé khi bị sốt phát ban là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, khi đang bị sốt phát ban, làn da của bé rất nhạy cảm nên bố mẹ cần cẩn trọng khi dùng các loại sữa tắm cho bé. Thay vào đó có thể tìm hiểu trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì mát và sát trùng tốt sẽ hữu ích hơn!

1. Sốt phát ban ở trẻ nhỏ có được tắm không?

Khi trẻ bị sốt phát ban, nhiều bậc phụ huynh thường kiêng tắm cho bé vì sợ bé sẽ bị sốt nặng hơn hoặc cảm lạnh… Tuy nhiên, đây lại là một quan niệm sai lầm không nên làm. Bởi khi bị sốt phát ban, trên da của bé có rất nhiều nốt ngứa mẩn đỏ cùng 7 triệu chứng sốt phát ban nguy hiểm trẻ cần lưu ý.

Vẫn nên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ khi bị sốt phát ban để diệt vi khuẩn trên da (Nguồn: nhathuoclongchau.com)

Nếu không tắm vệ sinh sẽ càng tăng thêm sự ngứa ngáy, khó chịu, đặc biệt là vi khuẩn sẽ có cơ hội để trú ngụ, lây lan khiến da bé càng trở nên nhạy cảm hơn. Chính vì vậy, cha mẹ vẫn nên tắm rửa vệ sinh sạch sẽ cho bé khi bé bị sốt phát ban. Cha mẹ chỉ cần lưu ý rằng, không nên tắm bằng nước lạnh dễ khiến bé cảm lạnh và dễ bị biến chứng sang các căn bệnh khác nguy hiểm hơn.

2. Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì?

2.1. Tắm nước lá trà xanh

Tắm bằng nước lá trà xanh có thể làm giảm cơn đau nhức, các chất chống oxy hóa có trong trà xanh sẽ giúp đầu óc tỉnh táo, da dẻ sạch sẽ dễ chịu. Như vậy, cha mẹ nên tắm nước lá trà xanh cho trẻ để làm giảm đau, chịu nhiệt và chữa lành vết thương. Các vitamin B trong trà xanh còn giúp làm mềm da, thải độc tố rất tốt.

Lá trà xanh có tác dụng diệt khuẩn, dùng để tắm cho trẻ bị sốt phát ban rất tốt(Nguồn: baomoi.com)

Cha mẹ nên mua lá trà xanh tươi, rửa sạch sẽ, đun nồi nước sôi rồi cho lá trà xanh vào hoặc hãm lá trà xanh với nước nóng như cách chúng ta thường pha trà xanh là được, có thể bỏ thêm một chút muối.

2.2. Tắm bằng nước mướp đắng

Nước mướp đắng có tác dụng làm mát da, dịu những nốt mẩn đỏ, giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Mẹ nên lấy lá mướp đắng xanh, rửa sạch rồi nấu lên trong vài phút. Để nguội rồi pha loãng tắm cho trẻ. Đây cũng là cách trị rôm sảy bằng mướp đắng hiệu quả được nhiều chị em áp dụng thành công cho các bé.

2.3. Tắm với lá ngải cứu

Lá ngải cứu có tác dụng đặc biệt trong việc làm lành vết thương và làm dịu da. Do đó, khi trẻ bị sốt phát ban, cha mẹ có thể lấy lá ngải cứu nấu sôi lên rồi lấy nước tắm cho trẻ. Không chỉ làm dịu da, nước lá ngải cứu còn giúp bé tránh được cảm lạnh nữa đấy.

2.4. Tắm với lá kinh giới

Lá kinh giới có tính âm, trừ phong rất tốt. Do đó cho trẻ bị sốt phát ban tắm lá kinh giới sẽ làm giảm ngứa, sưng và dịu da. Bạn nên đun sôi và nấu lá kinh giới trong vài phút. Sau đó pha loãng nước ra để tắm cho bé.

2.5. Nước khổ qua rừng

Trong lá khổ qua rừng có momordicin giúp diệt virus rất tốt. Do đó, cho trẻ tắm nước khổ qua rừng sẽ giúp trẻ giảm ngứa ngáy, viêm nhiễm hơn.

Trên đây là sáu lời giải cho câu hỏi trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì thì tốt và nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, đây chỉ là những loại lá tham khảo, theo phương pháp dân gian. Để an toàn bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nếu trẻ bị dị ứng với các loại lá này thì có thể tham khảo một số sản phẩm nước tắm, sữa tắm cho trẻ sơ sinh, dịu nhẹ và an toàn, tinh chất thiên nhiên nhé.

2.6. Pha lá trầu không tắm cho bé

Trong lá trầu không có hàm lượng tinh dầu cao nên có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Tắm với lá trầu không sẽ làm dịu da, diệt vi khuẩn nấm mốc và phòng tránh trẻ bị cảm. Tốt nhất bạn nên đun sôi lá trầu không trong 5-10 phút rồi pha loãng nước tắm cho bé. Trong trường hợp vội hoặc không thể đun sôi bạn có thể vò lá trầu không ra nước ấm rồi tắm cho bé cũng được.

Lá trầu không rất tốt trong việc làm sạch và dịu da cho trẻ bị sốt phát ban (Nguồn: chuyenkhoadalieu.net)

3. Cách tắm cho trẻ sốt phát ban như thế nào?

Để tắm cho trẻ sốt phát ban, bạn cần chú ý thực hiện theo những bước sau:

1 Kiểm tra thân nhiệt bé

Mục đích để chắc chắn bé có còn sốt hay không bằng cách cặp nhiệt độ trước khi tắm. Sau đó, có thể chọn các loại lá tắm sốt phát ban diệt khuẩn giữ vệ sinh. Hiện tại để có thể nhanh chóng nắm bắt thân nhiệt của con, bố mẹ nên tìm hiểu thêm các thiết bị đo nhiệt bằng hồng ngoại so với các loại nhiệt kế thủy ngân trước đây nhé!

XEM THÊM

2 Chọn thời điểm tắm phù hợp

Nếu tắm vào mùa đông thời gian buổi sáng thì nên tắm vào khoảng 9-11 giờ. Nếu tắm buổi chiều thì nên tắm vào khoảng 15-17h. Vào mùa hè thì buổi sáng tắm sớm hơn và buổi chiều tắm muộn hơn khoảng 1 tiếng đồng hồ.

3 Kiểm tra nhiệt độ nước

Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm với nhiệt độ thấp hơn 2 độ C so với nhiệt độ cơ thể của bé. Giữ nhiệt độ ổn định trong quá trình tắm.

4 Tắm cho bé

Chuẩn bị tắm cho bé bằng cách đóng kín cửa để tránh gió. Chuẩn bị sẵn quần áo, khăn tắm để sau khi tắm có thể dùng luôn, trẻ không bị lạnh.

Trước hết là vệ sinh vùng đầu thật nhanh, sau đó lấy khăn lau nhẹ mặt, má, cổ, tai, gáy và đầu. Với vùng thân, trẻ dưới 6 tháng tuổi mẹ không nên dùng sữa tắm vì da nhạy cảm dễ kích ứng. Trẻ trên sáu tháng có thể dùng các loại sữa tắm dành cho trẻ em với các thành phần dịu nhẹ. Mẹ rửa sạch sẽ, tránh vi khuẩn tích tụ nhất là ở vị trí cổ, nách, bẹn, kẽ tay kẽ chân…

Sau khi tắm xong mẹ nhanh chóng lấy khăn khô choàng lên người trẻ, lau khô nước và mặc quần áo cho trẻ.

Lấy khăn khô lau cho bé ngay sau khi tắm xong (Nguồn: huggies.com.vn)

4. Lưu ý cần nhớ trước khi tắm cho trẻ sốt phát ban

4.1. Không nên tắm quá lâu, quá nhiều lần

Một ngày mẹ chỉ nên tắm cho bé một lần, mỗi lần không quá năm phút để tránh trường hợp bé bị nhiễm lạnh.

4.2. Không chà xát mạnh trên da bé

Da của bé bị sốt phát ban sẽ có nhiều nốt mẩn đỏ rất khó chịu. Mẹ không nên chà xát quá mạnh khiến bé bị đau và các nốt mẩn ngứa càng viêm nhiễm hơn.

4.3. Lau khô và giữ ấm cho trẻ ngay sau khi tắm

Khi tắm xong mẹ nên nhanh tay lau khô người bé để tránh bé bị nhiễm lạnh. Sau đó cho bé mặc quần áo rồi mới ra khỏi phòng tắm.

Lựa chọn loại lá bạn muốn và tắm, chăm sóc bé kĩ nhất có thể. (Nguồn: www.marry)

Như vậy là bạn đã biết được trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì tốt rồi đúng không nào? Nếu trẻ có các dấu hiệu bệnh trở nặng, bất thường như sốt cao không hạ, co giật,… bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám nhi chuyên khoa uy tín để nhận phương pháp điều trị tốt nhất và sớm hồi phục.

Sự chậm trễ hoặc áp dụng cách chữa ở nhà không đúng, không phù hợp có thể gây ra những biến chứng có ảnh hưởng không tốt đến trẻ về sau nên bố mẹ chớ nên tự ý hay chủ quan, lơ là trong việc chăm sóc giai đoạn trẻ còn non yếu về mọi mặt nhé!