Siêu âm thai 25 tuần tuổi: Hình ảnh, Chỉ số, Thai đạp như thế nào?

Là bà bầu, các bạn đã nắm được các chỉ số siêu âm thai 25 tuần tuổi chưa? Việc nắm được các chỉ số sẽ giúp các bạn nắm được tình hình cân nặng, kích thước và sự phát triển của các bộ phận của con mình như thế nào. Cùng tìm hiểu những thông số của thai 25 tuần tuổi qua bài viết dưới đây nhé!

1. Khám thai 25 tuần tuổi gồm những gì

1.1. Mang thai 25 tuần là mấy tháng

Thai kỳ ở tuần thứ 25 là khoảng hơn 6 tháng. Theo chỉ số siêu âm thai 25 tuần tuổi thì ở những tuần này thai nhi đã có sự thay đổi nhanh chóng về cân nặng và kích thước. Lúc này cơ thể của bé có thể đạt 700g và có chiều kích thước từ đầu đến chân là 22cm.

Ở giai đoạn này túi ối của các mẹ sẽ trở nên nặng hơn, chật chội hơn vì cơ thể bé đã to hơn khá nhiều. Chính vì vậy mà bé cũng bắt đầu đạp nhiều hơn trong những tuần thứ 25 này. Lúc này bụng của mẹ cũng sẽ xuất hiện những vết rạn, các bạn có thể sử dụng các loại kem chống rạn da cho bà bầu để hạn chế hiện tượng này.

Đồng thời ở thời điểm này em bé cũng sẽ bắt đầu cảm nhận được mùi vị của thức ăn mà mẹ ăn. Những món ăn hợp khẩu vị bé sẽ rất thích và thường thể hiện bằng cách đạp bụng của mẹ.

Thai nhi 25 tuần là hơn 6 tháng (Nguồn: conlatatca.vn)

Khi thai nhi 25 tuần tuổi, nếu không may người mẹ phải sinh con thì em bé sẽ có cơ hội sống cao hơn nhờ các phương tiện khoa học hiện đại. So với những tháng trước thì tháng này khá quan trọng vì vậy các mẹ phải đặc biệt quan tâm và chăm sóc bé thật tốt để không xảy ra những vấn đề nguy hiểm.

Không như giai đoạn phát triển thai kì 24 tuần tuổi, ở tuần 25 làn da của em bé sẽ có sự thay đổi khá lớn. Đó là da sẽ căng lên chứ không còn nhăn nheo như trước. Lý do cho sự thay đổi này là do kích thước và cân nặng của cơ thể của cả mẹ và bé đều tăng lên và làm cho da căng ra. Màu tóc và định dạng của tóc của con cũng được thấy rõ nét hơn.

Điều đặc biệt nhất trong giai đoạn này đó là các bộ phận trên cơ thể đã hình thành và được phát triển rõ nét. Túi khí trong phổi cũng bắt đầu được kích hoạt và hoạt động để giúp bé có được những hơi thở đầu tiên. Các mẹ trong thời kỳ này nên lựa những bộ trang phục thoải mái dành cho bà bầu để bé có thể chuyển động dễ dàng hơn.

1.2. Chỉ số siêu âm thai tuần 25

GSD: Không có chỉ số

BPD: Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi tuần 25 trung bình là 64mm

FL: Chỉ số siêu âm thai tuần 25 của chiều dài xương đùi trung bình là 47mm

EFW: Cân nặng của thai nhi tuần 25 trung bình là 660g

CRL: Chiều dài đầu chân của thai nhi 25 tuần tuổi trung bình là 34,6mm

HC: Chỉ số siêu âm thai 25 tuần tuổi chu vi đầu của thai nhi 25 tuần tuổi là 232mm

AC: Chu vi bụng của thai nhi 25 tuần tuổi có chỉ số trung bình là 219mm

1.2 Hình ảnh siêu âm thai tuần 25

Lúc này, thai nhi đã có những sự biến đổi, mẹ có thể thấy rõ là đã mọc tóc, màu tóc cũng hình thành và kích thước nhỏ bằng củ cải.

Hình ảnh siêu âm thai 25 tuần (Nguồn: chuakhainguyen.com)

1.3. Thai nhi 25 tuần tuổi đạp như thế nào

Bắt đầu từ những tuần phát triển thai kì thứ 18, 19 là các mẹ đã bắt đầu nhận ra được sự thay đổi rõ rệt trong bụng của mình. Cụ thể đó là những chuyển động từ nhẹ nhàng trong thời gian ngắn đến những cử động mạnh hơn, diễn ra thường xuyên hơn. Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng thai nhi đã có thể bắt đầu di chuyển từ tuần thứ 8. Tuy nhiên tại thời điểm đó em bé còn quá nhỏ mà những chuyển động sẽ rất khó để các mẹ có thể nhận ra.

Chính vì vậy đến khi thai đã đạt được đến tuần thứ 18,19 thì mẹ mới có thể nhận ra được. Và thời điểm bé chuyển động đỉnh điểm, mạnh mẽ và nhiều nhất là từ tuần thai kì thứ 28 -33. Các mẹ cũng nên khám thai 25 tuần tuổi thường xuyên để có những sự điều chỉnh cách chăm sóc tốt nhất cho bé,

Thai nhi khi đạt 15 tuổi là đã bắt đầu phát triển thính giác, tức là bé sẽ có thể cảm nhận được âm thanh và có những phản ứng với những âm thanh mà bé thích. Bé sẽ có những chuyển động va chạm vào thành bụng của mẹ để thể hiện sự phấn khích của mình.

Các mẹ có thể sử dụng thiết bị tai nghe nhạc cao cấp đeo vào bụng để cho bé nghe nhạc cũng rất tốt trong thời điểm này. Trong những trường hợp các mẹ còn có thể nghe thấy tiếng nấc như tiếng ngô rang rất kỳ diệu. Trong thời gian này những chuyển động của bé sẽ mạnh mẽ và phức tạp hơn rất nhiều.

Cho thai nhi nghe nhạc rất tốt cho quá trình phát triển của bé (Nguồn: kenhphunu.com)

Việc chuyển động của thai được chia thành 4 dạng: Dạng thai nhi tĩnh lặng; thai nhi thường xuyên cử động; thai nhi thường xuyên cử động mắt và tim thai không gia tăng; dạng thai nhi cử động nhiều kèm cả cử động mắt và tim thai. Em bé ở tuần thứ 25 sẽ cử động tương ứng với hai trạng thái đầu tiên đó là dạng thai nhi tĩnh lặng và dạng thai nhi thường xuyên cử động.

Trong một số trường hợp thai máy với tần suất ít có thể là do em bé bị thiếu oxy. Còn thai nhi ở độ tuổi 25 tuần mà đạp nhiều thì các mẹ có thể yên tâm vì đây có thể là giai đoạn bé phấn khích vì cảm nhận được nhiều thứ hơn.

Việc vận động của bé còn phụ thuộc vào việc bé đang thức hay ngủ, hoặc do các sinh hoạt của mẹ. Để chăm sóc mẹ và bé tốt nhất các bạn có thể sử dụng các dịch vụ chăm sóc bà bầu chuyên nghiệp như mát xa, ngâm chân hoặc sử dụng các loại máy massage dành cho cho bà bầu để có sức khỏe tốt nhất.

Lắng nghe những chuyển động của bé (Nguồn: baomoi.com)

Các bác sĩ chuyên khoa qua quá trình dài nghiên cứu cho biết thời gian chuyển động nhiều nhất của bé kéo dài từ 21h đến 1h tối. Hoặc ngay sau khi mẹ kết thúc bữa ăn. Khi này bé sẽ hấp thụ được dinh dưỡng từ mẹ và điều này đã làm cho bé trở nên thích thú, chuyển động nhiều hơn đặc biệt là mẹ ăn những món mà bé thích.

Khi ngủ, các mẹ nên ngủ nghiêng về bên trái thì bé sẽ được cung cấp nhiều máu hơn từ đó cũng sẽ hoạt động hăng say hơn trong vùng trời của bé. Ngoài ra có thể sử dụng gối ôm dành cho bà bầu để có giấc ngủ ngon hơn cũng sẽ giúp thai nhi phát triển tốt hơn.

Sau đây là một số trường hợp bất thường các mẹ nên lưu ý trong 3 tháng cuối thai kì khi thai máy để theo dõi tình trạng sức khỏe của bé tốt hơn đó là: Thai máy ít hơn 10 lần/ 2 tiếng; bé không di chuyển ngay cả khi mẹ tạo ra tiếng ồn hoặc những trạng thái khó chịu; thai nhi chuyển động giảm dần trong 2 ngày liên tiếp. Các mẹ cần thăm khám bác sĩ ngay khi có những biểu hiện như trên.

Theo dõi thai máy để biết được tình trạng sức khỏe của bé (Nguồn: baomoi.com)

2. Dịch vụ thai sản trọn gói

Với những chia sẻ trên đây hy vọng mẹ bầu đã có được những thông tin hữu ích về thai nhi 25 tuần tuổi. Thai nhi được 25 tuần mẹ cần chủ động siêu âm thai 25 tuần tuổi,cũng như trang bị kiến thức, chỉ số, sự phát triển của thai nhi tuần 26 tiếp theo để nắm bắt sự phát triển của con mình, có chế độ ăn uống – nghỉ ngơi phù hợp để có được thai kỳ mạnh khỏe nhé!