Nếu thường mua sắm online tại Lazada, Sendo, Shopee, Tiki… thì ít nhiều bạn nghe báo chí, quảng cáo, youtube, facebook,… hay đề cập thuật ngữ Thương Mại Điện Tử (TMĐT) cùng với những đơn vị này. Vậy TMĐT cụ thể là gì? cùng blog PolyXGO tham khảo ngay sau đây nhé!
TMĐT là gì?
TMĐT là thuật ngữ viết tắt của Thương Mại Điện Tử, đây là một tập hợp lớn quá trình phức tạp bao gồm: thực hiện việc mua bán, sản xuất, phát triển, quảng cáo và phân phối hàng hoá ra thị trường với sự kết hợp chặt chẽ với môi trường internet.
Khái niệm về TMĐT khá rộng lớn và đối với từng tổ chức, hiệp hội thì cũng có phần khác nhau nhưng gần như nhau về tổng thể. Bạn tham khảo những khái niệm của các tổ chức này như sau:
WTO tổ chức thương mại thế giới: TMĐT là quá trình thực hiện việc mua bán trực tuyến, từ việc sản xuất, phát triển, quảng cáo, kinh doanh cho đến phân phối ra thị trường. Mặc dù thanh toán bằng hình thức trực tuyến nhưng lại được nhận sản phẩm, hàng hóa hữu hình, trong đó có những thông tin số hóa thông qua mạng internet.
APEC tổ chức hợp tác kinh tế châu Á: TMĐT là lĩnh vực liên quan đến những hoạt động giao dịch thương mại thông qua các hệ thống dựa trên nền tảng internet để mua bán, trao đổi sản phẩm/ hàng hóa và dịch vụ giữa các cá nhân, nhóm hoặc tổ chức.
Uỷ ban châu Âu: TMĐT là thể hiện giao dịch mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa cá nhân, tổ chức thông qua điện tử bằng internet hoặc mạng máy tính trung gian khác.
Các sàn thương mại điện tử, hệ thống web, blog, mạng xã hội có xảy ra quá trình mua bán hàng hoá, giao thương,… đều là những hình thái tham gia vào mô hình thương mại điện tử.
Ở Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại đã và đang có các đơn vị đủ tiêu chuẩn trở thành sàn TMĐT là:
- Sàn Giao Dịch TMĐT Tiki
- Sàn Giao Dịch TMĐT Sendo
- Sàn TMĐT Lazada
- Sàn TMĐT Shopee
Ngoài các đơn vị trên thì có nhiều đơn vị khác như Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh, Bách Hoá Xanh,… được gọi là website TMĐT với điểm khác biệt là họ không chính thức có quy chế cho phép các cá nhân, doanh nghiệp khác đăng ký gian hàng bán hàng tại site của họ. Đây cũng là điểm chính phân biệt web TMĐT và sàn TMĐT.
Những mô hình TMĐT hiện nay?
Nếu đang hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử bạn sẽ dễ dàng nhận ra mô hình của mình trong những 4 mô hình chính của thương mại điện tử tại Việt Nam.
Mô hình B2B – Business To Business – Doanh nghiệp tới doanh nghiệp: Tức là các doanh nghiệp bán hàng hóa, sản phẩm cho khách hàng chính là những doanh nghiệp hoặc tổ chức khác.
Mô hình B2C – Business To Customer – Doanh nghiệp tới người tiêu dùng: Tức là tổ chức, doanh nghiệp bán sản phẩm/ dịch vụ cho khách hàng là người tiêu dùng. Có thể nói đây chính là hình thức phổ biến nhất đối với ngành TMĐT.
Mô hình C2B – Customer to Business – Người tiêu dùng đền doanh nghiệp: Tức là người tiêu dùng chính là người sẽ cung cấp sản phẩm/ dịch vụ, còn doanh nghiệp chính lá người sẽ đặt hàng của người tiêu dùng.
Mô hình C2C – Customer to Customer – Người tiêu dùng đến người tiêu dùng: Tương tự vậy, đây là hình thức mua bán sản phẩm giữa người tiêu dùng với nhau, và các doanh nghiệp cũng tạo điều kiện thuận lợi cho họ.
Mô hình của các sàn TMĐT lớn tại Việt Nam?
Mô hình TMĐT Tiki là gì? (Tiki.vn)
Mô hình TMĐT Tiki hiện tại là các mô hình: B2C, C2C
Mô hình TMĐT Shopee là gì? (Shopee.vn)
Mô hình TMĐT Tiki hiện tại là các mô hình: C2C, B2C
Mô hình TMĐT Lazada là gì? (Lazada.vn)
Mô hình TMĐT Tiki hiện tại là các mô hình: C2C, B2C, B2B
Mô hình TMĐT Sendo là gì? (Sendo.vn)
Mô hình TMĐT Tiki hiện tại là các mô hình: C2C, B2C
Qua những khái niệm cơ bản về “Thương Mại Điện Tử – TMĐT là gì?” blog PolyXGO mong rằng bạn có thể hiểu phần nào về thuật ngữ TMĐT nhé!