Chuyên trang tổng hợp, chia sẻ danh sách các loại mã giảm giá (mgg), mã freeship, ưu đãi thanh toán trực tuyến tại các site thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam. Mã voucher các bên được lấy trực tiếp từ đơn vị bán, sàn TMĐT và kiểm duyệt bán tự động liên tục hàng ngày trước khi chia sẻ tới mọi người. Để tối ưu đơn đặt hàng và tiết kiệm tối đa thì ngoài mgg, khuyến mãi mọi người cũng nên theo dõi và phân tích lịch sử giá bán sản phẩm tại các bên để nắm mức giá tốt nhất nhé!
Mã giảm giá là gì? Coupons là gì?
Mã giảm giá là gì?
Mã giảm giá (viết tắt là MGG) hay thường gọi là discount code hoặc coupons thường là những chuỗi ký tự A->Z, a-z, 0-9, ký tự "-", "_" hoặc là các chuỗi văn bản kết hợp có sự tham của tất cả các ký tự đó. Nếu thường xuyên mua sắm trực tuyến thì bạn sẽ thấy các mã coupons này được chia sẻ, phân phối rất nhiều trên các nhóm săn mã giảm giá, săn deals, web/ blog tổng hợp giảm giá. Khách hàng thu thập được các mã này khi áp dụng trong phần thanh toán đơn hàng của đơn vị cung cấp mã sẽ mua được sản phẩm, dịch vụ với giá tốt hơn so với giá niêm yết.
Hiện tại các thuật ngữ từ khoá tìm kiếm phổ biến, thấy nhiều nhất liên quan tới các sàn thương mại điện tử (TMĐT) mua sắm trực tuyến có cung ứng mã giảm giá là: mã giảm giá shopee, mã giảm giá tiki, mã giảm giá bách hoá xanh, mã giảm giá điện máy xanh, mã giảm giá tgdđ, mã miễn phí vận chuyển...
Nguồn gốc
Mã giảm giá đầu tiên là phiếu giảm giá cho một cốc Coca-Cola xuất hiện vào năm 1886 để giúp quảng bá đồ uống và đây được cho là nguồn gốc xuất phát của mã giảm giá. Sau đó Coca-Cola đã trở thành đơn vị phân phối thức uống khắp các tiểu bang tại Mỹ.
Đến năm 1909 trở về sau mã giảm giá được sử dụng rộng tại Mỹ.
Hình thái hoạt động
Với sự phát triển không ngừng của TMĐT, việc mua sắm tiêu dùng trực tuyến là xu thế ở các nước đang phát triển và là nhu cầu bình thường ở các nước phát triển.
Mã giảm giá thường được cung cấp cho khách hàng, người mua hàng vào các đợt khuyến mãi, giảm giá trực tuyến thông qua việc đăng ký nhận email thông tin khuyến mãi hoặc trực tiếp trên các banner, sản phẩm website chính thức của họ với các mục đích:
- Ưu đãi khách hàng: đôi khi được gửi riêng cho khách hàng đã mua sắm trực tuyến trên hệ thống website nào đó như: Adidas, Atadi, AvaKids, Bách Hoá Xanh, Cellphones, ConCung, Điện Máy Xanh, Fahasa, FPT Shop, HNamMobile, Klook, Lazada, Sendo, Shopee, TeMu, Thế Giới Di Động, Tiki, Unica, VietJetAir... mục đích chính là tri ân khách hàng, chăm sóc hậu mãi khách hàng.
- Kích cầu mua sắm, tìm kiếm khách hàng: đối với các hệ thống TMĐT mới hoặc các hệ thống đang có sản phẩm mới, kích cầu khách hàng mua sắm trực tuyến thường sẽ ra các mã giảm giá cho khách hàng mới của họ trên hệ thống. Ví dụ như Lazada tặng Coupon trị giá 50,000 VNĐ cho khách hàng đăng ký mới, đăng ký nhận tin.
Khi khách hàng mua sắm trực tuyến tại trang web cung cấp mã giảm giá, ở bước thanh toán khách hàng nhập mã này vào mục MÃ GIẢM GIÁ đơn hàng sẽ được giảm trực tiếp vào chi phí ứng với giá trị mã giảm giá đó.
Lưu ý: Mã giảm giá sẽ không được tính vào chi phí hoàn trả nếu khách hàng đổi trả sản phẩm. Mã giảm giá chỉ có hiệu lực khi khách hàng mua hàng.
Các loại mã giảm giá? hình thức áp dụng?
Tuỳ theo tính chất quy mô từng chương trình mà mã giảm giá sẽ có các hình thức phấn phối và áp dụng khác nhau. Đối với các loại mgg tại tiki, lazada, sendo, shopee liên quan tới vận chuyển, ưu đãi thanh toán liên kết ví điện tử thì 1 phần mã sẽ được cấp sẵn trong ví voucher tài khoản của bạn. Tuy nhiên, về cơ bản bạn sẽ thường thấy các loại mgg sau.
Mã giảm giá độc quyền
Mã độc quyền thường được áp dụng cho các đối tác hoặc đơn vị cộng tác đặc biệt với nhau và chỉ được áp dụng độc quyền tại đơn vị đó và các hệ thống trong quy định.
Hiện tại hệ thống blog PolyXGO cũng đang phân phối 20 mgg50k và 2 mgg100k độc quyền tặng đọc giả hàng tháng (thanh toán hiện kim vào ví điện tử, tài khoản ngân hàng, mã thẻ cào,...). Bạn muốn tìm hiểu và tham gia săn các mã này hàng tuần có thể tham gia tại: https://thank.zone/PolyXGOMiniGame
Mã giảm giá đặc biệt, duy nhất
Là những mã sẽ được gửi riêng cho các khách hàng cụ thể vào những dịp đặc biệt. Ví dụ dịp sinh nhật của họ chẳng hạn. Với loại mã này thì chỉ có khách hàng đó mới có, thậm chí chỉ sử dụng được với tài khoản email đăng ký của khách hàng đó.
Việc sử dụng mã giảm giá duy nhất này mang lại trải nghiệm và cảm nhận khá tốt trong tâm lý khách hàng, nó tạo cho họ cảm giác được quan tâm từ hệ thống. Ví dụ: có lần thằng bạn mình nói sinh nhật tao có mỗi lazada, tiki, shopee nhớ. Hỏi ra mới biết là 2 đơn vị này gửi email chúc mừng sinh nhật kèm theo mã giảm giá tiki, mã giảm giá shopee và mã giảm giá lazada. Cũng chia sẻ đó của nó mình mới biết là các trang này có dạng mã này (về tính truyền thống rõ ràng là có đó chứ?).
Thời gian sử dụng
Khách hàng có mã giảm giá phải mua hàng trong thời gian mgg đó quy định thì mới có hiệu lực. Sau khoảng thời gian đó đa số các mã sẽ hết hiệu lực. Đối với các mã có hỗ trợ làm mới thì bạn sẽ nhận được thông báo về tình trạng và thời điểm mã được kích hoạt lại, ví dụ loại mã freeship 0đ shopee là một điển hình có lẽ mọi người hay mua sắm tại Shopee đều rõ.
Số lần sử dụng
Khách hàng có mã giảm giá phải mua hàng trong số lần quy định thì mã mới có hiệu lực (ví dụ 100 lần). Mục đích của mã là để kích cầu 100 khách hàng đầu tiên và hiệu ứng này sẽ hối thúc rất nhiều khách hàng cũ, khách hàng mới tiềm năng nhanh chóng mua hàng để trở thành 1 trong 100 người khách đầu tiên đó. Bạn để ý sẽ thấy cách này khá hiệu quả vì lỡ tham gia chương trình, tìm sản phẩm ưng ý và đặt mua rồi thì có nhận được ưu đãi không thì thao tác thanh toán cũng có nhiều khả năng diễn ra phải không?
Giá trị đơn hàng áp dụng
Khách hàng có mã giảm giá phải có đơn hàng đáp ứng điều kiện tổng giá trị bao nhiêu? thì mới có hiệu lực. Ví dụ mã AAA giảm 200,000 VNĐ cho đơn hàng trực tuyến từ 1,000,000 VNĐ. WOW rẻ hơn tận 200k so với gia niêm yết, chưa kể áp thêm các mã hỗ trợ chi phí giao hàng nữa thì tại sao lại không mua phải không?
Mỗi mã chỉ sử dụng 1 lần
Dạng mã này thường có thứ tự hoặc dãy mã ngẫu nhiên và khác nhau. Với mã này mỗi mã chỉ sử dụng 1 lần. Dạng này cũng có mục đích kích cầu nhu cầu mua sắm trực tuyến tiết kiệm từ khách hàng, các mã sử dụng rồi sẽ không sử dụng lại được.
Giá trị áp dụng của mã giảm giá tuỳ thuộc vào nhà cung cấp nhưng có 2 loại giá trị là trừ 1 khoản chi phí cố định (giá trị đơn hàng, sản phẩm, chi phí vận chuyển sản phẩm) hoặc trừ theo tỷ lệ %/ tổng giá trị đơn hàng (hoặc trên từng sản phẩm cụ thể với mức % tương ứng tùy nhà bán hàng).
Mã HOT, mã freeship 0đ, miễn phí vận chuyển tháng 12
Đây là các loại mã thường được sử dụng nhất vì quá trình tìm kiếm và có được mã đơn giản, nhanh hơn các loại mã khác. Như đã đề cập thì chi phí giao hàng thường là loại phí mà nhiều sàn tập trung khuyến mãi cho người mua của họ. Hầu hết các hệ thống như Tiki, Lazada, Shopee, Sendo đều tích hợp ví voucher để tiện phân phối các mã freeship, mã hoàn tiền tới khách hàng.
Có thể kể đến là các: mã freeship shopee, mã hoàn tiền sendo, voucher vận chuyển sendo, mã giảm giá lazada, mã giảm giá tiki sách,...
Dạng mã kết hợp tất cả các dạng trên
Đây là dạng mã phổ biến nhất trong các chương trình khuyến mãi hàng ngày hoặc vào các ngày hội mua sắm lớn hàng năm tại các trang web TMĐT lớn và uy tín tại Việt Nam.
Voucher là gì? E-voucher là gì?
Voucher là gì?
Voucher cùng với Coupon hay mã giảm giá (mgg) là các từ ngữ khác nhau nhưng đều có cùng một mục đích thể hiện hình thức khuyến mãi, ưu đãi đến người tiêu dùng.
Ví dụ hiện tại các sàn thương mại điện tử (TMĐT): Lazada, Sendo, Shopee, Tiki là các đơn vị cung ứng voucher giảm giá bạn thường thấy nhiều nhất khi mua sắm trực tuyến ở đây. Ở các đơn vị này hiện tại đều có hệ thống quản lý và tính năng tạo mã voucher với số lượng lớn, phục vụ các gian hàng người bán và người mua.
Đặc biệt ở các hệ thống này cung cấp cho các khách hàng 2 loại ví cơ bản là: ví tiền điện tử và ví voucher.
Đối với ví điện tử thì ngoài phát triển ví riêng của sàn, mỗi bên còn kết hợp với các đối tác bên thứ 2 để đa dạng hóa các phương thức thanh toán cũng như cộng đồng người tiêu dùng sẵn có của ví. Điển hình là ví AirPay Shopee, ví ZaloPay Tiki, ví SenPay Sendo, ví eM Lazada, ví ZaloPay Lazada, Moca Grab,...
Voucher có hình thức thường thấy ở dạng phiếu giảm giá hay phiếu mua hàng và đã được thanh toán trước (hoặc hợp tác bởi các bên cung cấp). Và người tiêu dùng có thể mua được voucher với giá tốt từ các dịch vụ cung cấp voucher hoặc chính đơn vị phát hành.
Với đặc tính đã thanh toán ở hình thức này bạn cũng dễ dàng sử dụng làm quà tặng bạn bè, người thân, đồng thời cũng có dễ dàng nhượng lại khi không còn nhu cầu.
Hiện tại voucher cũng không còn giới hạn ở dạng phiếu như trên nữa mà mặc nhiên khách hàng đã hiểu các loại mã giảm giá, coupon cũng là voucher. Do đó, bạn dễ dàng thấy rằng nhiều đơn vị lớn, điển hình là Sendo cũng xếp các loại mã giảm giá của họ là voucher (voucher toàn sàn sendo, voucher shop+, voucher sức khoẻ và làm đẹp) để tiếp cận khách hàng.
Các loại voucher hiện có tại Việt Nam?
Các voucher khuyến mãi ở Việt Nam hiện tại có 2 hình thức phổ biến là voucher dạng giấy (phiếu giảm giá sản phẩm/ dịch vụ) và E-Voucher (phiếu/ mã giảm giá trực tuyến).
Là 1 loại mã giảm giá Tiki, giá trị có thể lớn và không giới hạn thời gian sử dụng.
Phiếu dùng để mua hàng tại hệ thống cửa hàng Bách Hoá Xanh, Điện Máy Xanh
Hiện tại ở cả 2 hình thức này đều được áp dụng rất phổ biến và rộng rãi, đa dạng: voucher khách sạn, voucher nhà hàng, ăn uống, voucher du lịch, voucher mua sắm, miễn phí vận chuyển,...
Trong voucher mua sắm lại chia ra nhiều mục nhỏ ứng với từng loại ngành hàng, dịch vụ ứng với từng nhà cung cấp như: mã giảm giá sách, mã vận chuyển Shopee, mã vận chuyển Tiki, mã hoàn tiền Sendo...
Voucher/ phiếu mua hàng của đơn vị nào cung cấp thì thường được gọi ứng với tên đơn vị đó. Ví dụ thường thấy là voucher lazada, voucher tiki, voucher shopee, voucher thegioididong, voucher sendo...
Đối với các ưu đãi, mã giảm giá, voucher kết hợp với ngân hàng thì sẽ được thể hiện thông tin ứng với ngân hàng đó tại đơn vị kết hợp dưới tên gọi: ưu đãi ngân hàng, hoàn tiền + tên nhân hàng... Ví dụ: ưu đãi ngân hàng tại sendo (thường thấy ở các loại ưu đãi dạng mã hoàn tiền).
Điểm khác nhau giữa E-voucher và voucher thông thường là gì?
- Voucher thông thường là dạng phiếu giảm giá, ưu đãi bạn được mua bán và cung cấp ở dạng phiếu giấy hoặc thẻ (khi đăng ký).
- E-Voucher là dạng phiếu giảm giá bạn đặt mua với thông tin đăng ký của bạn bên phía cung cấp, hình thức này được quản lý hoàn toàn trên hệ thống website phân phối và rất tiện ở chỗ bạn không cần bảo quản phiếu và thanh toán trực tuyến dễ dàng.
Đối với E-voucher cũng có nhiều ưu điểm và tuỳ vào từng đơn vị cung cấp. Do đó, bạn cũng có thể tặng, chuyển nhượng lại 1 cách dễ dàng, 1 số đơn vị uy tín còn cho phép bạn thanh toán sau khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm nhưng vẫn bảo đảm quyền lợi, ưu đãi cho khách hàng của họ. Điều này thường thấy ở voucher nhà hàng, khách sạn, du lịch...
Hiện tại những hệ thống còn có chức năng nhắc nhở việc sử dụng voucher qua email, app cho người dùng, rất tiện lợi như: Lazada, Sendo, Shopee, Tiki. Đặc biệt hệ thống ví voucher ngày càng thông minh hơn khi có thể gợi ý ưu đãi, khuyến mãi dựa vào dữ liệu cá nhân khách hàng và dữ liệu mã đã lưu trong ví voucher.
Ví dụ
Shopee app liệt kê mã giảm giá shopee và mã miễn phí vận chuyển shopee phù hợp với đơn hàng hiện tại của người dùng.
Sendo app liệt kê 1 số mã giảm giá mặc định theo phân loại như: mã giảm giá, mã vận chuyển sendo, mã hoàn tiền sendo sẵn cho khách hàng trong ví voucher sendo để khách hàng dễ dàng chọn và áp dụng trong quá trình thanh toán đơn hàng. Ngoài ra sendo cũng cho người dùng lưu mã trong quá tìm kiếm vào ví để sử dụng.
Tất cả quá trình tìm kiếm, thu nhập mã, lưu mã tài khoản của bạn tại các sàn thương mại điện tử đều đồng bộ với app của họ dù bạn sử dụng máy tính hay các thiết bị khác như: điện thoại, máy tính bảng...
Cách sử dụng Voucher?
Đối với phiếu giảm giá giấy bạn chỉ cần đến địa điểm áp dụng đưa voucher bạn có để họ tư vấn và sử dụng dịch vụ hay mua sản phẩm của họ.
Đối với e-voucher bạn chỉ cần xác nhận thông tin với đơn vị cung cấp để nhận viên của họ kiểm tra trên hệ thống, sau đó bạn có thể sử dụng dịch vụ.
Lưu ý: thường thì hầu hết các loại hình giảm giá đều có thời điểm kết thúc (hạn sử dụng, lượt sử dụng, khung giờ sử dụng...). Do đó, bạn cần đọc kỹ thông tin của voucher mình muốn mua hoặc đang có để tránh những hiểu lầm đáng tiếc trong mua sắm, sử dụng dịch vụ. Nếu bạn đang muốn mua voucher và không hiểu rõ các điều kiện thì bạn nên gọi tổng đài hỗ trợ của đơn vị đó để nhận được tư vấn trước khi quyết định mua.
Còn đối với các loại voucher thể hiện dưới dạng thẻ thành viên thì có thể thời hạn là vĩnh viễn/ kết hợp tuỳ chương trình, tuy nhiên đơn vị cung cấp hình thức này cũng hạn chế và chỉ thấy ở các thương hiệu lớn.
Trên đây blog đã chia sẻ cũng như giải đáp thắc mắc Voucher nghĩa là gì? cũng như những khái niệm liên quan, chúc bạn có thêm thông tin trong quá trình tìm hiểu, mua sắm trực tuyến nhé!